Xuất khẩu lao động ra nước ngoài không cấp dưỡng cho con có bị kiện không?
Vợ chồng tôi ly hôn đã được 3 năm, chúng tôi có 1 con chung hiện đang ở với mẹ. Từ khi ly hôn đến nay tôi vẫn gửi tiền cấp dưỡng cho con đầy đủ. Tuy nhiên thời gian này tôi đang làm thủ tục để đi xuất khẩu lao động. Vợ cũ sợ sau khi tôi đi XKLĐ sẽ không cấp dưỡng cho con đầy đủ nên đe dọa sẽ liên hệ với bên thi hành án để dừng việc làm thủ tục đi xuất khẩu lao động của tôi. Vậy cho tôi hỏi vợ cũ tôi có quyền không cho tôi đi nước ngoài vì nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không, và sau hi xuất khẩu lao động ra nước ngoài không cấp dưỡng cho con có bị kiện không? Tôi xin cảm ơn !
Trả lời:
Khoản 1 Điều 82 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ chấm dứt trong các trường hợp:
“1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật”
(Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
Căn cứ theo quy định trên, việc đi xuất khẩu lao động không phải là nguyên nhân dẫn đến chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và không ảnh hưởng đến nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
– Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án đã có hiệu lực của Tòa án thì việc vợ bạn yêu cầu Thi hành án để dừng thủ tục xuất khẩu lao động của bạn là không có cơ sở. Do đó, việc bạn bị cấm đi xuất khẩu lao động vì lý do cấp dưỡng là không có căn cứ pháp luật.
Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động nhưng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
– Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động và không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng thì vợ cũ của bạn có quyền khởi kiện và Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết theo khoản 3 Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”.
Quy định về xử phạt vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
“Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
Ngoài ra, tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:
“Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, trong trường hợp bạn vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng, phủ nhận trách nhiệm, không cấp dưỡng cho con có thể sẽ bị phạt hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng hoặc nặng hơn sẽ bị phạt tù cao nhất đến 02 năm.
Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline: 096 432 1234
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. ✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. ✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
🌐 Website: luathachau.vn ✅ Tiktok: / luathachau4
📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến 📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An 📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài không cấp dưỡng cho con có bị kiện không?
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài không cấp dưỡng cho con có bị kiện không?
Vợ chồng tôi ly hôn đã được 3 năm, chúng tôi có 1 con chung hiện đang ở với mẹ. Từ khi ly hôn đến nay tôi vẫn gửi tiền cấp dưỡng cho con đầy đủ. Tuy nhiên thời gian này tôi đang làm thủ tục để đi xuất khẩu lao động. Vợ cũ sợ sau khi tôi đi XKLĐ sẽ không cấp dưỡng cho con đầy đủ nên đe dọa sẽ liên hệ với bên thi hành án để dừng việc làm thủ tục đi xuất khẩu lao động của tôi. Vậy cho tôi hỏi vợ cũ tôi có quyền không cho tôi đi nước ngoài vì nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không, và sau hi xuất khẩu lao động ra nước ngoài không cấp dưỡng cho con có bị kiện không? Tôi xin cảm ơn !
Trả lời:
Khoản 1 Điều 82 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ chấm dứt trong các trường hợp:
“1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật”
(Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
Căn cứ theo quy định trên, việc đi xuất khẩu lao động không phải là nguyên nhân dẫn đến chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và không ảnh hưởng đến nghĩa vụ cấp dưỡng.
Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
– Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án đã có hiệu lực của Tòa án thì việc vợ bạn yêu cầu Thi hành án để dừng thủ tục xuất khẩu lao động của bạn là không có cơ sở. Do đó, việc bạn bị cấm đi xuất khẩu lao động vì lý do cấp dưỡng là không có căn cứ pháp luật.
Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động nhưng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
– Trường hợp bạn đi xuất khẩu lao động và không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng thì vợ cũ của bạn có quyền khởi kiện và Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết theo khoản 3 Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Quy định về xử phạt vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Ngoài ra, tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:
Như vậy, trong trường hợp bạn vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng, phủ nhận trách nhiệm, không cấp dưỡng cho con có thể sẽ bị phạt hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng hoặc nặng hơn sẽ bị phạt tù cao nhất đến 02 năm.
Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:
Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline: 096 432 1234
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
🌐 Website: luathachau.vn ✅ Tiktok: / luathachau4
📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau
Bài viết gần đây
Quy định về hình phạt về tội giết người
Tháng mười hai 9, 2024Chia tài sản ly hôn khi sổ đỏ chỉ đứng tên một người
Tháng mười hai 6, 2024Nghị quyết số 164/2024/QH15 thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Tháng mười hai 6, 2024Đất không có đường đi có được cấp sổ đỏ không?
Tháng mười hai 5, 2024Mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
Tháng mười hai 4, 2024