Thế chấp tài sản và quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Thế chấp tài sản là gì?
Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
2. Nghĩa vụ và quyền của bên thế chấp
2.1. Nghĩa vụ của bên thế chấp
Theo Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có các nghĩa vụ sau:
– Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. – Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. – Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. – Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. – Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. – Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015. – Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. – Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4, 5Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015.
2.2. Quyền của bên thế chấp
Bên cạnh các nghĩa vụ, Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền của bên thế chấp như sau:
– Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. – Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. – Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. – Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. – Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. – Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
3. Nghĩa vụ và quyền của bên nhận thế chấp
3.1. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Theo Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên nhận thế chấp có các nghĩa vụ sau:
– Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
– Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. Quyền của bên nhận thế chấp
Bên cạnh các nghĩa vụ, Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền của bên nhận thế chấp như sau:
– Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp. – Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. – Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng. – Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. – Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. – Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. – Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015.
4. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
4.1. Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Theo khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau:
– Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;
– Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4.2. Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Bên cạnh các quyền, khoản 2 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp như sau:
– Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
– Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
– Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết: “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản”
Thế chấp tài sản và quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản và quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Thế chấp tài sản là gì?
Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
2. Nghĩa vụ và quyền của bên thế chấp
2.1. Nghĩa vụ của bên thế chấp
2.2. Quyền của bên thế chấp
3. Nghĩa vụ và quyền của bên nhận thế chấp
3.1. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Theo Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên nhận thế chấp có các nghĩa vụ sau:
– Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
– Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. Quyền của bên nhận thế chấp
4. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
4.1. Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Theo khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau:
– Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;
– Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4.2. Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp
Bên cạnh các quyền, khoản 2 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp như sau:
– Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;
– Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;
– Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết: “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong thế chấp tài sản”
Xem thêm bài viết: Tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có một người ký hợp đồng tặng cho
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:
Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm, chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể.
Nếu quý khách hàng đang gặp phải vướng mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay Hotline:
096 432 1234
_______________________________________________
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chi nhánh tại Nghệ An: 88 Phạm Đình Toái (đối diện bệnh viện Quốc tế), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
📬 Mail: luathachau@gmail.com.
🌐 Website: luathachau.vn
✅ Tiktok: https://www.tiktok.com/@luathachau4
Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
#luatsuHaChau#LuatHaChau#HaChauLaw #thechaptaisan#Tuvandoanhnghiep
#LuatsudoanhnghieptaiHaTinh #lawyerinHaTinh#hotrodoanhnghiep
#luatsuHaTinh#hatinh#luatsudansu #luatsutaiHaTinh#dichvuphaplytaihatinh
#legalserviceinhatinh#lawyerinhatinh #hatinhlawyer#foreigners
#legalserviceforforeigners#hachaulawfirm
Bài viết gần đây
Quy định về hình phạt về tội giết người
Tháng mười hai 9, 2024Chia tài sản ly hôn khi sổ đỏ chỉ đứng tên một người
Tháng mười hai 6, 2024Nghị quyết số 164/2024/QH15 thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Tháng mười hai 6, 2024Đất không có đường đi có được cấp sổ đỏ không?
Tháng mười hai 5, 2024Mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
Tháng mười hai 4, 2024