02H Vũ Quang, P.Trần Phú, TP.Hà Tĩnh, T.Hà Tĩnh 096 432 1234 Luathachau@gmail.com

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Luật Hà Châu

    You are currently here!
  • Home
  • Dân sự Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tháng năm 22, 2024 LuatHaChau 0 Comments

Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ

Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Theo đó nếu đối tượng tranh chấp là hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Ngoài ra, nguyên đơn cũng có thể lựa chọn Tòa án nơi hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện để giải quyết tranh chấp này theo quy định điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Mặt khác, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Theo đó, đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Đồng thời, Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự cũng quy định:

Hiện có 02 quan điểm về thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

(1) Tòa án nơi có bất động sản;

(2) Tòa án nơi cư trú của bị đơn.

Quan điểm nào là đúng? (VKS Thanh phố Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Trường hợp này, đối tượng tranh chấp là hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS xác định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện) quy định tại điểm g khoản 1 Điều 40 BLTTDS.

Trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS

=> Như vậy, việc xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải dựa trên đối tượng tranh chấp của vụ án.

Nếu đối tượng tranh chấp là hợp đồng đặt cọc thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi hợp đồng được thực hiện.

Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi có bất động sản.

Xem thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua giao dịch không được công chứng chứng thực

Thông tin liên hệ

Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:

Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi

Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chi nhánh tại Nghệ An: 88 Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)

📬 Mail: luathachau@gmail.com.

🌐 Website: luathachau.vn

✅ Tiktok: / luathachau4

#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau #luatsutaiHaTinh #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiNgheAn #LuatHaChau #totung

leave a comment