Người bị lấy cắp thông tin để đi vay nợ nhưng trên thực tế lại không vay tiền thì có nghĩa vụ phải trả nợ không? Cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
Làm gì khi bị người khác lấy thông tin CCCD đi vay nợ?
Việc mượn hoặc lấy cắp thông tin trên CCCD của người khác đi vay nợ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định:
Dữ liệu cá nhân là thông tin được thể hiện dưới dạng ký hiệu, chữ viết hoặc chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng tương tự cấu tạo trên môi trường điện tử. Những thông tin này thường được tạo nên để gắn liền với một con người cụ thể và giúp xác định, phân biệt đối với các cá nhân với nhau.
Thông tin về căn cước công dân nằm trong nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản, và chúng được xếp vào cùng một nhóm với các thông tin bao gồm: họ tên, ngày tháng, năm sinh, giới tính, nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, tạm trú, số điện thoại và các thông tin liên quan đến hình ảnh cá nhân,..
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ:
“Các thông tin và hình ảnh liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình phải được tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật. Việc thu thập, lưu giữ và sử dụng thông tin liên quan đến đời sống riêng tư và bí mật cá nhân phải được thực hiện với sự cho phép của người chủ sở hữu thông tin.”
“Thông tin cá nhân, bao gồm thông tin về căn cước công dân, được coi là bí mật cá nhân và được bảo vệ chặt chẽ bởi pháp luật. Việc sử dụng thông tin cá nhân của người khác để vay tiền là một hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến xử phạt hành chính cũng như bồi thường thiệt hại nếu gây ra hậu quả đối với người bị tác động”.
Trách nhiệm trả nợ:
Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay.
Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, quan hệ vay tiền chỉ được hình thành khi có sự thỏa thuận giữa các bên là bên cho vay và bên vay về việc vay tiền, giao tiền cho vay, hạn trả nợ, lãi suất (nếu có).
Ngoài ra, tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định:
“Bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, trường hợp vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.”
=> Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì bên vay tài sản mới là người có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Vì vậy, việc một người bị lấy cắp thông tin nhưng trên thực tế lại không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Tuy nhiên, người bị lấy cắp thông tin phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.
Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người bị đánh cắp thông tin vay tiền có thể trình báo sự việc trên cho các cơ quan công an theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 29/2021/TT-BCA) để được cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh sự việc.
Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline: 096 432 1234
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. ✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. ✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
📬 Mail: luathachau@gmail.com.
🌐 Website: luathachau.vn
✅ Tiktok: / luathachau4
📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến 📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An 📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
Làm gì khi bị người khác lấy thông tin CCCD đi vay nợ?
Người bị lấy cắp thông tin để đi vay nợ nhưng trên thực tế lại không vay tiền thì có nghĩa vụ phải trả nợ không? Cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
Làm gì khi bị người khác lấy thông tin CCCD đi vay nợ?
Việc mượn hoặc lấy cắp thông tin trên CCCD của người khác đi vay nợ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định:
Dữ liệu cá nhân là thông tin được thể hiện dưới dạng ký hiệu, chữ viết hoặc chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng tương tự cấu tạo trên môi trường điện tử. Những thông tin này thường được tạo nên để gắn liền với một con người cụ thể và giúp xác định, phân biệt đối với các cá nhân với nhau.
Thông tin về căn cước công dân nằm trong nhóm dữ liệu cá nhân cơ bản, và chúng được xếp vào cùng một nhóm với các thông tin bao gồm: họ tên, ngày tháng, năm sinh, giới tính, nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, tạm trú, số điện thoại và các thông tin liên quan đến hình ảnh cá nhân,..
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ:
Trách nhiệm trả nợ:
Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Theo đó, quan hệ vay tiền chỉ được hình thành khi có sự thỏa thuận giữa các bên là bên cho vay và bên vay về việc vay tiền, giao tiền cho vay, hạn trả nợ, lãi suất (nếu có).
Ngoài ra, tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định:
“Bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay, trường hợp vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.”
=> Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì bên vay tài sản mới là người có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Vì vậy, việc một người bị lấy cắp thông tin nhưng trên thực tế lại không vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Tuy nhiên, người bị lấy cắp thông tin phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.
Xem thêm: VAY NỢ ĐẾN HẠN MÀ KHÔNG TRẢ CÓ ĐƯỢC XEM LÀ LỪA ĐẢO?
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:
Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline: 096 432 1234
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
📬 Mail: luathachau@gmail.com.
🌐 Website: luathachau.vn
✅ Tiktok: / luathachau4
📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau #luatsutaiHaTinh #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiNgheAn #LuatHaChau #totung
Bài viết gần đây
Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu
Tháng Một 23, 2025Mức phạt tiền đối với công ty ép NLĐ đi làm vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán
Tháng Một 22, 2025Thông tư 01/2025/TT- BNV hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Tháng Một 21, 2025Cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi theo thông tư 01/2025/TT-BNV
Tháng Một 20, 2025Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025
Tháng Một 16, 2025