02H Vũ Quang, P.Trần Phú, TP.Hà Tĩnh, T.Hà Tĩnh 096 432 1234 Luathachau@gmail.com

Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Quảng Bình - Luật Hà Châu

    You are currently here!
  • Home
  • Đất đai Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Quảng Bình

Giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Quảng Bình

Tháng Một 17, 2024 LuatHaChau 0 Comments

Việc tranh chấp lối đi chung thường diễn ra ở những hộ gia đình có nhà ở liền kề với nhau trong cùng hẻm, con phố. Dù vậy, nhiều hộ gia đình tranh chấp lối đi chung ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy giải quyết tranh chấp lối đi chung tại Quảng Bình thế nào?

1. Tranh chấp lối đi chung là gì?

Lối đi chung hiện nay chưa được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào. Dù vậy có thể có thể hiểu lối đi chung là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng. Hiện nay, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định quyền về lối đi qua như sau:

– Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

– Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

– Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

* Trường hợp tranh chấp tại Quảng Bình về mở lối đi chung:

Lối đi chung được hình thành từ phần diện tích đất do người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua).

Hoặc, lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung).

Có thể thấy, việc mở lối đi chung là quyền của người sử dụng đất tự dành ra/theo thỏa thuận/chuyển nhượng một phần diện tích đất để làm lối đi chung. Như vậy, đây được coi là tranh chấp dân sự, trường hợp đương sự lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

* Trường hợp tranh chấp do lấn, chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề:

Hầu hết các vụ việc xảy ra do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề trên thực tế là tranh chấp đất đai.

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm giữa những người sử dụng đất liền được xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất).

2. Tranh chấp sở hữu lối đi chung tại Quảng Bình có được kiện thẳng ra Tòa không?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Do đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Vì thế, trường hợp tranh chấp lối đi chung phải được giải quyết qua con đường thỏa thuận trước tiên và được nhà nước khuyến khích, theo quy định trên thì các bên có thể đến UBND xã nơi tranh chấp. Sau khi không đi đến thỏa thuận cuối thì mới giải quyết qua con đường tố tụng.

3. Giải quyết tranh chấp lối đi chung bằng việc hòa giải tại Quảng Bình thế nào?

Các bên có tranh chấp lối đi chung thực hiện giải quyết qua 2 con đường hòa giải là tự hòa giải ở cơ sở và hòa giải ở UBND xã nơi xảy ra tranh chấp.

– Tự hòa giải ở cơ sở (không bắt buộc)

Nhà nước ưu tiên, khuyến khích các bên tranh chấp đất đai cùng nhau ngồi lại thỏa thuận hướng giải quyết tranh chấp để tránh xảy ra tốn kém, mất thời gian. Nhưng phương án này không bắt buộc phải thực hiện nên các bên có thể bỏ qua tùy thuộc vào thiện chí giữa các bên (khoản 1 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 ).

– Hòa giải tại UBND xã (bắt buộc)

Trường hợp các bên không thể đi đến kết luận cuối thông qua việc tự hòa giải thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.(khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Nếu các bên không phải thông qua con đường tố tụng tại Tòa án mà đạt được thỏa thuận lối đi chung thì có thể làm giấy cam kết lối đi chung nhằm có văn bản ghi nhận lại thỏa thuận cam kết để tránh xảy ra tranh chấp, phát sinh về sau nữa.

_______________________________

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU

– Trụ sở chính: số 02H, đường Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

– Chi nhánh tại Quảng Bình: Số 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

– Chi nhánh tại Nghệ An: Số 88 Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)

Mail: luathachau@gmail.com.

Website: luathachau.vn

Tiktok:

/ luathachau4

leave a comment