Theo quy định, hành vi cản trở quyền nuôi con khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi cản trở quyền nuôi con khi ly hôn có bị xử phạt không?
1. Cản trở quyền nuôi con khi ly hôn là hành vi vi phạm?
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định sau khi ly hôn, cha, mẹ vẫn có quyền cũng như nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình.
Việc trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cũng như quyền của cha và mẹ đối với con sau khi ly hôn sẽ do vợ, chồng thỏa thuận. Nếu như hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận được việc ai là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ trên thực tế điều kiện của cha, mẹ (có chỗ ăn, chỗ ở hợp pháp; có công ăn việc làm ổn định; có mức lương thu nhập hàng tháng) có đủ để đảm bảo cuộc sống cho con hay không và dựa vào quyền lợi mọi mặt của người con để quyết định.
Đồng thời, tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về quyền cũng như nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Đối tượng là cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ có trách nhiệm tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Đối tượng là cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con.
– Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, thăm nom con không ai được phép cản trở.
Lưu ý: Nếu như cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có hành vi lạm dụng việc thăm nom con để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục con thì cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền chăm sóc, thăm nom con của người đó.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì thấy sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không được giao quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sẽ phải tôn trọng quyền của con được sống chung với cha hoặc mẹ trực tiếp được chăm sóc, nuôi dưỡng con, không được làm trái với bản án/quyết định của Tòa án hoặc thỏa thuận giữa hai vợ, chồng về việc nuôi con. Ngược lại, người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cũng không được lạm dụng việc được Tòa án tuyên bố cho phép được nuôi con để cản trở quyền của người không được nuôi con.
2. Cản trở quyền nuôi con khi ly hôn có bị xử phạt không?
Hiện nay, rất nhiều trường hợp vợ/chồng sau khi ly hôn có hành vi ngăn cản quyền nuôi con của đối phương. Như trên đã phân tích, nếu vợ hoặc chồng sau khi ly hôn có hành vi cản trở quyền nuôi con của người còn lại là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể mức xử phạt như sau:
– Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau: bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
(căn cứ Điều 56 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, tùy vào hành vi và mức độ, người không thực hiện theo đúng bản án/quyết định của Tòa án sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 380 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Đối tượng có đủ điều kiện mà cố tình không thực hiện theo quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Có hành vi chống đối lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ.
+ Hành vi tẩu tán tài sản.
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để thực hiện hành vi vi phạm.
– Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
3. Cách giải quyết nếu vợ hoặc chồng cũ có hành vi cản trở quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Khi xảy ra tình trạng vợ hoặc chồng cũ cản trở quyền nuôi con của người còn lại làm ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người vi phạm, cụ thể người vi phạm có hành vi như:
+ Bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của con với lỗi cố ý.
+ Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
+ Hành vi phá tán tài sản của con.
+ Có lối sống đồi trụy, không lành mạnh.
+ Có hành vi xúi giục, ép buộc con thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu xảy ra tình trạng người vợ hoặc chồng cũ cản trở đến quyền nuôi con làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người con hoặc có hành vi, lối sống không lành mạnh làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con thì vợ hoặc chồng được phép làm đơn ra Tòa án yêu cầu hạn chế quyền gặp, thăm nom, chăm sóc của người vi phạm.
Thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con của vợ hoặc chồng vi phạm gồm:
– Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con.
– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao).
– Quyết định hoặc bản án ly hôn đã có hiệu lực.
– Các giấy tờ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc vợ hoặc chồng có hành vi cản trở việc nuôi con gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi soạn đầy đủ hồ sơ như trên, người có yêu cầu có thể nộp đơn tại:
– Tòa án nơi cha/mẹ của con chưa thành niên cư trú (căn cứ điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự).
– Tòa án tại nơi người con cư trú (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự)
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ.
Do đó, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vi phạm cư trú hoặc nơi người con chưa thành niên cư trú.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Toà án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết khi thụ lý đơn trong 03 ngày làm việc tính từ ngày thụ lý đơn yêu cầu.
Sau đó chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
Thời gian để giải quyết đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của người vi phạm đối với con sau khi ly hôn sẽ rơi vào khoảng 01-02 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội. phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
————————————
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chi nhánh tại Nghệ An: 88 Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
Cản trở quyền nuôi con khi ly hôn có bị xử phạt không?
Theo quy định, hành vi cản trở quyền nuôi con khi ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi cản trở quyền nuôi con khi ly hôn có bị xử phạt không?
1. Cản trở quyền nuôi con khi ly hôn là hành vi vi phạm?
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định sau khi ly hôn, cha, mẹ vẫn có quyền cũng như nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình.
Việc trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cũng như quyền của cha và mẹ đối với con sau khi ly hôn sẽ do vợ, chồng thỏa thuận. Nếu như hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận được việc ai là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ trên thực tế điều kiện của cha, mẹ (có chỗ ăn, chỗ ở hợp pháp; có công ăn việc làm ổn định; có mức lương thu nhập hàng tháng) có đủ để đảm bảo cuộc sống cho con hay không và dựa vào quyền lợi mọi mặt của người con để quyết định.
Đồng thời, tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về quyền cũng như nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
– Đối tượng là cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ có trách nhiệm tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Đối tượng là cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con.
– Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, thăm nom con không ai được phép cản trở.
Lưu ý: Nếu như cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có hành vi lạm dụng việc thăm nom con để gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, giáo dục con thì cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền chăm sóc, thăm nom con của người đó.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì thấy sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không được giao quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sẽ phải tôn trọng quyền của con được sống chung với cha hoặc mẹ trực tiếp được chăm sóc, nuôi dưỡng con, không được làm trái với bản án/quyết định của Tòa án hoặc thỏa thuận giữa hai vợ, chồng về việc nuôi con. Ngược lại, người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cũng không được lạm dụng việc được Tòa án tuyên bố cho phép được nuôi con để cản trở quyền của người không được nuôi con.
2. Cản trở quyền nuôi con khi ly hôn có bị xử phạt không?
Hiện nay, rất nhiều trường hợp vợ/chồng sau khi ly hôn có hành vi ngăn cản quyền nuôi con của đối phương. Như trên đã phân tích, nếu vợ hoặc chồng sau khi ly hôn có hành vi cản trở quyền nuôi con của người còn lại là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể mức xử phạt như sau:
– Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau: bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
(căn cứ Điều 56 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, tùy vào hành vi và mức độ, người không thực hiện theo đúng bản án/quyết định của Tòa án sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 380 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Đối tượng có đủ điều kiện mà cố tình không thực hiện theo quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Có hành vi chống đối lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ.
+ Hành vi tẩu tán tài sản.
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để thực hiện hành vi vi phạm.
– Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
3. Cách giải quyết nếu vợ hoặc chồng cũ có hành vi cản trở quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Khi xảy ra tình trạng vợ hoặc chồng cũ cản trở quyền nuôi con của người còn lại làm ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người vi phạm, cụ thể người vi phạm có hành vi như:
+ Bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của con với lỗi cố ý.
+ Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
+ Hành vi phá tán tài sản của con.
+ Có lối sống đồi trụy, không lành mạnh.
+ Có hành vi xúi giục, ép buộc con thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Như vậy, nếu xảy ra tình trạng người vợ hoặc chồng cũ cản trở đến quyền nuôi con làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người con hoặc có hành vi, lối sống không lành mạnh làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con thì vợ hoặc chồng được phép làm đơn ra Tòa án yêu cầu hạn chế quyền gặp, thăm nom, chăm sóc của người vi phạm.
Thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con của vợ hoặc chồng vi phạm gồm:
– Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con.
– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao).
– Quyết định hoặc bản án ly hôn đã có hiệu lực.
– Các giấy tờ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc vợ hoặc chồng có hành vi cản trở việc nuôi con gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi soạn đầy đủ hồ sơ như trên, người có yêu cầu có thể nộp đơn tại:
– Tòa án nơi cha/mẹ của con chưa thành niên cư trú (căn cứ điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự).
– Tòa án tại nơi người con cư trú (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự)
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ.
Do đó, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vi phạm cư trú hoặc nơi người con chưa thành niên cư trú.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Toà án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết khi thụ lý đơn trong 03 ngày làm việc tính từ ngày thụ lý đơn yêu cầu.
Sau đó chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
Thời gian để giải quyết đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của người vi phạm đối với con sau khi ly hôn sẽ rơi vào khoảng 01-02 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
– Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội. phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
————————————
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chi nhánh tại Nghệ An: 88 Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
Mail: luathachau@gmail.com.
Website: luathachau.vn
Tiktok: / luathachau4
#tuvanphaply #luathachau #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiHaTinh #LuatHaChau #totung #tuvanphaplymientrung #vanphongluatsutaiHaTinh #Luatsugioi #luatsutaiHaTinh
Bài viết gần đây
Quy định về hình phạt về tội giết người
Tháng mười hai 9, 2024Chia tài sản ly hôn khi sổ đỏ chỉ đứng tên một người
Tháng mười hai 6, 2024Nghị quyết số 164/2024/QH15 thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Tháng mười hai 6, 2024Đất không có đường đi có được cấp sổ đỏ không?
Tháng mười hai 5, 2024Mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
Tháng mười hai 4, 2024