Nhiều người thắc mắc khi cung cấp một số hình ảnh chụp màn hình tin nhắn giao dịch thì Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ không?
Chứng cứ là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể tại Điều 93 quy định chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập.
Quy định cũng nêu nguồn của chứng cứ bao gồm các nguồn sau:
– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. – Vật chứng. – Lời khai của đương sự. – Lời khai của người làm chứng. – Kết luận giám định. – Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. – Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. – Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. – Văn bản công chứng, chứng thực. – Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
=> Như vậy, các chứng cứ có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập trong quá trình tố tụng thuộc các nguồn trên thì được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự.
Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ hợp pháp trong các vụ án dân sự không?
Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ hợp pháp?
Khoản 2 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là nguồn của chứng cứ, vậy tài liệu do đương sự vụ án cung cấp là file ghi âm, hay hình ảnh có thể được xem là chứng cứ.
Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005 cũng quy định ảnh chụp màn hình được xem là một dạng dữ liệu điện tử.
Để được xem là chứng cứ hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP quy định các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,…
Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.
Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chứng cứ mà đương sự cung cấp phải được chứng minh là có căn cứ và hợp pháp.
=> Như vậy để ảnh chụp màn hình tin nhắn được xem là chứng cứ hợp pháp trong vụ án dân sự thì người giao nộp xuất trình được văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến những tin nhắn trong hình chụp là có căn cứ, đúng sư thật nếu không sẽ không được coi là chứng cứ hợp pháp.
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ĐIỆN THOẠI CÓ ĐƯỢC XEM LÀ CHỨNG CỨ KHÔNG?
Nhiều người thắc mắc khi cung cấp một số hình ảnh chụp màn hình tin nhắn giao dịch thì Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ không?
Chứng cứ là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể tại Điều 93 quy định chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập.
Quy định cũng nêu nguồn của chứng cứ bao gồm các nguồn sau:
– Vật chứng.
– Lời khai của đương sự.
– Lời khai của người làm chứng.
– Kết luận giám định.
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
– Văn bản công chứng, chứng thực.
– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
=> Như vậy, các chứng cứ có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập trong quá trình tố tụng thuộc các nguồn trên thì được xem là chứng cứ trong vụ án dân sự.
Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ hợp pháp trong các vụ án dân sự không?
Ảnh chụp màn hình điện thoại có được xem là chứng cứ hợp pháp?
Khoản 2 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là nguồn của chứng cứ, vậy tài liệu do đương sự vụ án cung cấp là file ghi âm, hay hình ảnh có thể được xem là chứng cứ.
Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005 cũng quy định ảnh chụp màn hình được xem là một dạng dữ liệu điện tử.
Để được xem là chứng cứ hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật.
Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP quy định các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,…
Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.
Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chứng cứ mà đương sự cung cấp phải được chứng minh là có căn cứ và hợp pháp.
=> Như vậy để ảnh chụp màn hình tin nhắn được xem là chứng cứ hợp pháp trong vụ án dân sự thì người giao nộp xuất trình được văn bản trình bày về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến những tin nhắn trong hình chụp là có căn cứ, đúng sư thật nếu không sẽ không được coi là chứng cứ hợp pháp.
Xem thêm: Các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
———————————–
Mọi nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
Mail: luathachau@gmail.com.
Website: luathachau.vn/ – luatsuquangbinh.vn/
Tiktok: / luathachau4
Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
#LuatsuHaTinh#LuatsumienTrung#tuvanphaply#luatsutuvan#tuvanphaply#HaChaulawfirm#LuatHaChau#tuvanphaplymientrung
Bài viết gần đây
Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu
Tháng Một 23, 2025Mức phạt tiền đối với công ty ép NLĐ đi làm vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán
Tháng Một 22, 2025Thông tư 01/2025/TT- BNV hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Tháng Một 21, 2025Cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi theo thông tư 01/2025/TT-BNV
Tháng Một 20, 2025Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025
Tháng Một 16, 2025