02H Vũ Quang, P.Trần Phú, TP.Hà Tĩnh, T.Hà Tĩnh 096 432 1234 Luathachau@gmail.com

4 cách xử lý khi đang nghỉ thai sản bị công ty đuổi việc? - Luật Hà Châu

    You are currently here!
  • Home
  • Khác 4 cách xử lý khi đang nghỉ thai sản bị công ty đuổi việc?

4 cách xử lý khi đang nghỉ thai sản bị công ty đuổi việc?

Tháng tám 14, 2024 LuatHaChau 0 Comments

Phải làm sao khi nghỉ thai sản bị công ty đuổi việc? Dưới đây là 4 cách xử lý khi đang nghỉ thai sản bị công ty đuổi việc?

Không được phép đuổi việc người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, công ty không được phép đuổi việc người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản bởi:

Trường hợpNội dungCăn cứ pháp lý
Thứ nhấtNgười sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổikhoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019
Thứ haiNgười sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nói cách khác, người lao động đang nghỉ thai sản không thể bị xử lý kỷ luật sa thải.điểm c khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019
Thứ baNghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc doanh nghiệp bị ra thông báo không có người đại diệnkhoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019

Trường hợp cố tình đuổi việc người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng (theo điểm h, i khoản 2 Điều 28 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động).

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc để tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã ký trước đó.

4 cách xử lý khi đang nghỉ thai sản bị công ty đuổi việc?

Đuổi việc người lao động đang nghỉ chế độ thai sản là hành vi vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nếu rơi vào trường hợp này, người lao động có thể đòi lại quyền lợi chính đáng nhờ một trong các cách sau đây:

Cách 1. Khiếu nại đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.

Việc khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động thì thực hiện khiếu nại lần hai hoặc trực tiếp khởi kiện tại Tòa án.

– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.

Trong quá trình xử lý vụ việc, nếu phát hiện sai phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt công ty vi phạm, trả lại quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Cách 2. Tố cáo vi phạm của công ty đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính.

Điều 39 Nghị định 24/2028/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính xử lý.

Trong quá trình xử lý vụ việc, nếu phát hiện sai phạm, thanh tra lao động sẽ tiến hành xử phạt công ty vi phạm, đồng thời trả lại quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Cách 3. Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án.

Hành vi đuổi việc người lao động đang nghỉ thai sản được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có thể trực tiếp gửi đơn khởi kiện tới TAND cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

Cách 4. Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.

Các bên không bắt buộc phải thực hiện theo cách này để giải quyết tranh chấp khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Tuy nhiên việc xử lý tranh chấp thông qua hòa giải sẽ giúp các bên hiểu và thông cảm cho nhau hơn, không gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa các bên.

Bạn đang xem: ” 4 cách xử lý khi đang nghỉ thai sản bị công ty đuổi việc?”

Xem thêm: 05 NGUYÊN TẮC KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Thông tin liên hệ

Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:

Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi

Hotline: 096 432 1234

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là IMG_6844-3-1024x683.png

CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU

✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)

📬 Mail: luathachau@gmail.com.

🌐 Website: luathachau.vn

✅ Tiktok: / luathachau4

📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình

#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau #luatsutaiHaTinh #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiNgheAn #LuatHaChau #totung

leave a comment