Khi ly hôn, nếu vợ chồng không thỏa thuận được người nuôi con thì quyền quyết định sẽ giao cho Tòa án. Việc dành quyền nuôi con khi ly hôn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Dưới đây là 3 mốc tuổi cần nhớ để dành quyền nuôi con khi ly hôn.
3 mốc tuổi cần nhớ để dành quyền nuôi con khi ly hôn
Con dưới 36 tháng tuổi
Con dưới 36 tháng tuổi tức dưới 3 tuổi là một trường hợp trong các tranh chấp về nuôi con sau ly hôn nói chung.
Về nguyên tắc, đối với tranh chấp nuôi con nói chung các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được tòa án ghi nhận trong bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa Án sẽ căn cứ vào các quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014.
Việc trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trong trường hợp con chưa đến 12 tháng tuổi thì người chồng không được phép ly hôn, kể cả đứa con đó không phải con ruột do vợ ngoại tình. Cụ thể:
” chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
=> Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi để giải quyết tranh chấp nuôi con.
Con trên 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi
Đây là giai đoạn nhạy cảm, kể cả bố hoặc mẹ nếu muốn giành quyền nuôi con đều phải chứng minh về khả năng kinh tế, khả năng đảm bảo chỗ ở, vui chơi và tạo điều kiện tốt nhất cho con của mình hơn phía bên còn lại.
+ Về thu nhập:
Chứng minh bằng bảng lương, bằng sao kê tài khoản ngân hàng, bằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bằng hóa đơn thuế, hợp đồng góp vốn… để xác định doanh thu của mình hơn bên còn lại
+ Về chỗ ở:
Có các giấy tờ chứng minh về nhà ở như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản bàn giao nhà của chủ đầu tư…
+ Các yếu tố khác:
Bao gồm môi trường sống, thời gian chăm sóc con cái, đưa đón con đi học: giấy tờ xác nhận của giáo viên chủ nhiệm…
Con trên 7 tuổi
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con.
Cụ thể theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
” Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa Án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở nên thì phải xem xét nguyện vọng của con”
=> Như vậy, khi ly hôn cần lưu ý 3 mốc tuổi trên để dành quyền nuôi con.
Bạn đang xem: “3 mốc tuổi cần nhớ để dành quyền nuôi con khi ly hôn”
Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline: 096 432 1234
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. ✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. ✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
📬 Mail: luathachau@gmail.com.
🌐 Website: luathachau.vn
✅ Tiktok: / luathachau4
📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến 📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An 📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
3 mốc tuổi cần nhớ để dành quyền nuôi con khi ly hôn
Khi ly hôn, nếu vợ chồng không thỏa thuận được người nuôi con thì quyền quyết định sẽ giao cho Tòa án. Việc dành quyền nuôi con khi ly hôn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Dưới đây là 3 mốc tuổi cần nhớ để dành quyền nuôi con khi ly hôn.
3 mốc tuổi cần nhớ để dành quyền nuôi con khi ly hôn
Con dưới 36 tháng tuổi
Con dưới 36 tháng tuổi tức dưới 3 tuổi là một trường hợp trong các tranh chấp về nuôi con sau ly hôn nói chung.
Về nguyên tắc, đối với tranh chấp nuôi con nói chung các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được tòa án ghi nhận trong bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa Án sẽ căn cứ vào các quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014.
Việc trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trong trường hợp con chưa đến 12 tháng tuổi thì người chồng không được phép ly hôn, kể cả đứa con đó không phải con ruột do vợ ngoại tình. Cụ thể:
” chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
=> Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi để giải quyết tranh chấp nuôi con.
Con trên 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi
Đây là giai đoạn nhạy cảm, kể cả bố hoặc mẹ nếu muốn giành quyền nuôi con đều phải chứng minh về khả năng kinh tế, khả năng đảm bảo chỗ ở, vui chơi và tạo điều kiện tốt nhất cho con của mình hơn phía bên còn lại.
+ Về thu nhập:
Chứng minh bằng bảng lương, bằng sao kê tài khoản ngân hàng, bằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bằng hóa đơn thuế, hợp đồng góp vốn… để xác định doanh thu của mình hơn bên còn lại
+ Về chỗ ở:
Có các giấy tờ chứng minh về nhà ở như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản bàn giao nhà của chủ đầu tư…
+ Các yếu tố khác:
Bao gồm môi trường sống, thời gian chăm sóc con cái, đưa đón con đi học: giấy tờ xác nhận của giáo viên chủ nhiệm…
Con trên 7 tuổi
Đối với trường hợp con trên 7 tuổi thì Tòa án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của con.
Cụ thể theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:
Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline: 096 432 1234
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
📬 Mail: luathachau@gmail.com.
🌐 Website: luathachau.vn
✅ Tiktok: / luathachau4
📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau #luatsutaiHaTinh #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiNgheAn #LuatHaChau #totung
Bài viết gần đây
Quy định về hình phạt về tội giết người
Tháng mười hai 9, 2024Chia tài sản ly hôn khi sổ đỏ chỉ đứng tên một người
Tháng mười hai 6, 2024Nghị quyết số 164/2024/QH15 thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Tháng mười hai 6, 2024Đất không có đường đi có được cấp sổ đỏ không?
Tháng mười hai 5, 2024Mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa
Tháng mười hai 4, 2024